Composite là gì?

Composite là thuật ngữ ám chỉ một loại vật liệu được tạo ra từ 2 hay nhiều vật liệu khác. Những vật liệu composite thường kế thừa, tổng hợp những đặc tính tốt nhất của các nguyên liệu cấu thành, mục đích để tạo ra loại vật liệu có đặc tính hoàn hảo hơn.

Vật liệu composite là gì? Thành phần cấu tạo và ứng dụng của nó?

Vật liệu Composite đã xuất hiện từ cách đây rất lâu, điển hình nhất là gạch để xây nhà được tạo ra từ bùn và rơm. Từ hai nguyên liệu yếu ớt nhưng khi kết hợp lại thì tạo thành vật liệu có sức mạnh đáng kinh ngạc.

2. Trám răng Composite là gì?

Composite trám răng hay còn gọi là nhựa tổng hợp nha khoa. Với thành phần cấu tạo từ một số nguyên liệu đặc biệt như nhựa bisphenol A-glycidyl methacrylate (BISGMA), urethane dimethacrylate (UDMA), semi-crystalline polyceram (PEX) và sillica tạo ra vật liệu trám răng có màu trắng tương tự răng, không phản ứng với nước bọt.

Tìm hiểu cụ thể về ưu nhược điểm của hàn răng bằng composite - Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp : Nha khoa Quốc Tế Việt Pháp

Để thực hiện kỹ thuật trám răng composite, nha sĩ đơn giản chỉ cần tạo hình miếng trám cho phù hợp với vị trí răng bị tổn thương. Composite với đặc tính dẻo, dạng bột nhão đặc trưng nên hỗ trợ bác sĩ rất dễ để tạo hình, thao tác

3. Ưu nhược điểm khi trám răng bằng Composite

3.1 Ưu điểm khi dùng vật liệu Composite trám răng

Trám răng Composite ngày nay là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất. Để có được điều này là bởi những ưu điểm tuyệt vời sau:

  • Tính thẩm mỹ: Nhựa tổng hợp Composite có màu trắng ngà khá giống răng thật. Nếu nhìn thoáng qua rất khó để phân biệt đâu là răng đang được trám. Vì vậy vật liệu Composite rất phù hợp để phục hình các răng cửa, răng nanh.
  • Không xâm lấn: Nhựa Composite cho khả năng bám dính trực tiếp lên thân răng, do vậy không yêu cầu phải mài thêm men răng để trám. Phần nào của răng bị hư tổn thì sẽ trám bù lại đủ 100% phần đó, không cắt xén thêm thân răng khỏe mạnh.

Trám răng Composite là gì? - Nha Khoa Tâm Sài Gòn

  • Dễ dàng sửa chữa: Không giống như nhiều vật liệu trám răng khác, Composite nếu hư tổn thì chỉ cần trám bù thêm phần hư tổn đó, không nhất thiết phải thực hiện trám lại từ đầu.
  • Không có thủy ngân: Nhựa Composite hoàn toàn không chứa thủy ngân, do vậy đảm bảo sự an toàn ở mức tối đa cho khách hàng, bác sĩ và cả môi trường.

3.2 Nhược điểm khi hàn răng với Composite

Mặc dù là vật liệu hàn răng rất phổ biến, tuy nhiên Composite vẫn có những nhược điểm nhất định, bao gồm:

Độ bền chưa thực sự tốt: Theo các nghiên cứu, thí nghiệm thì độ bền của Composite tương đối kém. Trung bình chỉ duy trì được khoảng 5 – 7 năm, khá thấp so với nhiều loại vật liệu trám răng khác.