NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN VỀ NHỔ RĂNG

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng các răng trên cung hàm bị hư tổn, suy yếu và lung lay. Lúc này, có nên nhổ răng hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Các bác sĩ nha khoa sẽ luôn ưu tiên điều trị cho răng thay vì loại bỏ. Cho đến khi tất cả các phương án đều không thể áp dụng hoặc không có tác dụng, bác sĩ mới chỉ định nhổ răng.

Nhổ răng là một kỹ thuật nha khoa giúp loại bỏ răng thật, do các vấn đề về bệnh lý, hư tổn và răng không còn đảm bảo được các chức năng cơ bản. Nhổ răng mang tính chất là một cuộc tiểu phẫu nên sẽ có các quá trình liên quan đến gây tê, nhổ răng và các vấn đề đau nhức sau đó. Bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý và sức khỏe khi được chỉ định nhổ răng.

Sau khi nhổ răng, bệnh nhân có thể lựa chọn cấy ghép Implant hoặc bọc sứ để phục hình lại răng đã mất. Nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng do việc mất răng gây ra.

1. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH NHỔ RĂNG

1.1 Trường hợp chỉ định nhổ răng

● Chỉ định tại chỗ:

Khi tiến hành kiểm tra, phát hiện răng gặp một trong các vấn đề sau đây, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng:

– Phần thân và chân răng bị phá hủy nhiều, mất hết các chức năng và không thể điều trị hay tái tạo được nữa.

– Răng bị viêm nhiễm mãn tính, răng đã điều trị tủy nhiều lần nhưng vẫn tái phát, có các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Răng mắc các bệnh lý răng miệng nặng gây các biến chứng tại chỗ như viêm xoang, viêm xương, viêm tổ chức liên kết…

– Răng mọc ngầm, mọc lệch, răng thừa dị dạng gây biến chứng nhiều lần.

– Răng có chân gãy do sang chấn.

– Răng sữa đã đến tuổi thay răng để không gây cản trở cho việc mọc răng vĩnh viễn.

● Chỉ định theo yêu cầu chỉnh hình và phục hình răng:

– Trong quá trình niềng răng cho những trường hợp răng hô, vẩu, răng mọc chen chúc sẽ được chỉ định nhổ răng, sau đó mới đeo niềng kéo chân răng.

– Răng bị lung lay, sẽ tiến hành nhổ bỏ để trồng lại.

● Chỉ định tổng quát:

– Răng có ổ nhiễm khuẩn nghi gây viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc và bắt buộc nhổ theo yêu cầu của bác sĩ nội khoa.

– Trong quá trình điều trị một khối u nào đó ở vùng hàm mặt, những răng nằm trên đường đi của tia xạ trong việc điều trị cũng sẽ được nhổ bỏ.

1.2 Trường hợp chống chỉ định nhổ răng

● Chống chỉ định tại chỗ:

Bệnh nhân mắc các bệnh viêm cấp tính phải đợi qua giai đoạn cấp tính mới nhổ bỏ vì dễ gây nhiễm khuẩn lan rộng:

– Viêm lợi, viêm miệng cấp tính

– Viêm khớp răng cấp tính

– Viêm xoang cấp tính sẽ không nhổ được các răng cối trên

● Chống chỉ định tạm thời:

– Bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn về máu, tim mạch, tiểu đường, bệnh dị ứng cần uống thuốc ổn định bệnh lý và có chỉ định của bác sĩ mới tiến hành nhổ.

– Bệnh nhân bị bệnh động kinh và tâm thần phải dùng thuốc an thần vài ngày trước khi nhổ răng.

– Phụ nữ đang mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng.

● Chống chỉ định vĩnh viễn:

– Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu nhổ răng sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và chảy máu.

– Bệnh nhân đã điều trị tia X vùng hàm mặt, nếu nhổ răng sẽ dễ bị hoại tử vùng xương hàm.

2. NHỔ RĂNG ĐƯỢC DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Khi tiến hành nhổ răng, đa phần bệnh nhân đều cảm thấy lo lắng, sợ đau đớn. Nhưng nhổ răng là kỹ thuật nha khoa không quá phức tạp. Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại ngày nay, quá trình nhổ răng hoàn toàn không đau đớn.

Quy trình nhổ răng thường có 4 bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng và thăm khám cấu trúc răng cần nhổ
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X – Quang để xác định chiều dài, hình dạng, vị trí và tình trạng xương xung quanh vị trí răng cần nhổ. Từ đó, bác sĩ ước tính mức độ khó của ca tiểu phẫu và hướng nhổ răng hợp lý nhất.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Răng miệng được vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng nước súc miệng chứa flour để làm sạch các vi khuẩn ẩn chứa bên trong kẽ răng, tránh viêm nhiễm khi nhổ răng.

Bước 3: Gây tê
Hiện nay, với kỹ thuật nhổ răng cho bệnh nhân có sức khỏe bình thường thì chỉ cần tiêm tê tại vị trí nhổ răng. Đối với những trường hợp phức tạp hơn mới phải gây tê vùng và gây tê tại chỗ.

Trước khi tiêm thuốc gây tê, bác sĩ sẽ thoa nhẹ thuốc tê lên vùng cần tiêm nên khi tiêm thuốc sẽ không có cảm giác nhói, đau rát.

Bước 4: Tiến hành nhổ răng
Bác sĩ sẽ sử dụng các bộ dụng cụ riêng đã được vô trùng, vô khuẩn để tiến hành nhổ răng. Sau khi răng đã được nhổ ra khỏi khung hàm sẽ tiến hành khâu vá nướu hoặc tiến hành bước tiếp theo trong quá trình phục hình (trồng răng Implant).

3. NÊN NHỔ RĂNG KHÔN Ở BỆNH VIỆN HAY PHÒNG KHÁM TƯ?

Nhổ răng khôn ở đâu? Chọn nhổ răng khôn ở bệnh viện hay phòng khám tư luôn là vấn đề nhiều người quan tâm. Bởi vì răng số 8 khá đặc biệt rất dễ mọc lệch, mọc ngầm… nằm ở vị trí gần các đây thần kinh quan trọng nên rất khó xử lý. Vì vậy, khi nhổ răng khôn bệnh nhân cần đánh giá những ưu, nhược điểm. Nhổ răng khôn ở bệnh viện và phòng khám để dễ dàng so sánh và có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

3.1 Ưu điểm nhổ răng khôn ở bệnh viện

1. Theo quy trình
Đối với răng khôn có độ khó cần phẫu thuật bệnh nhân thường nghĩ ngay đến bệnh viện. Bệnh nhân sẽ có cảm nhận an tâm hơn vì quy trình được kiểm soát chặt chẽ. Hệ thống điều trị trực thuộc Sở Y tế, với kỹ thuật hiện đại được tiến hành bởi các bác sĩ có tay nghề.

2. Hỗ trợ tốt những trường hợp đặc biệt
Những trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, bệnh hen, máu khó đông,… thì phẫu thuật nhổ răng khôn không phải là không có nguy cơ. Bệnh nhân thực hiện ở bệnh viện sẽ có kiểm soát khi phẫu thuật.

3.2 Nhược điểm nhổ răng khôn ở bệnh viện

1.Quá đông bệnh nhân
Tại bệnh viện thường tiếp nhận rất đông bệnh nhân đến thăm khám nên thường quá tải. Để đến lượt khám bệnh nhân phải bóc số, mất nhiều thời gian gây bất tiện đối với những bệnh nhân ở xa hoặc nhân viên văn phòng, người bận rộn không có nhiều thời gian chờ đợi từ sớm.

2.Thủ tục nhổ răng khôn rườm rà
Thủ tục đăng ký rờm rà, phải qua nhiều khâu như mua sổ khám bệnh, bốc số chờ khám, xếp hàng đóng viện phí… Thông thường, đăng kí hồ sơ xong bác sĩ viết phiếu phiếu cho bệnh nhân đi làm xét nghiệm máu và chụp X quang toàn bộ xương hàm và răng. Đến khi nhận được kết quả, bệnh nhân phải quay lại phòng khám ban đầu đánh giá kết quả. Nếu kết quả đều tốt, vẫn phải đến lượt để nhổ răng.

3.3 Ưu điểm nhổ răng khôn tại phòng khám tư

1. Dễ dàng chủ động thời gian
Đăng ký tư vấn và thăm khám nhổ răng khôn nhanh chóng qua các kênh truyền thông của phòng khám như hotline, website, zalo, facebook… Hoặc trực tiếp đến phòng khám, bệnh nhân được khám và nhổ răng nhanh không cần xếp hàng chờ đợi.

Quy trình nhổ răng tại phòng khám chuyên khoa diễn ra đơn giản và khép kín, giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian tối đa. Từ lúc thăm khám đến khi nhổ răng răng mất tầm 30 – 40 phút. Bệnh nhân sau khi nhổ răng có thể về nhà và sinh hoạt bình thường.

2. Dịch vụ chất lượng cao
Tại các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt, thông tin bác sĩ nhổ răng được công khai minh bạch. Bệnh nhân có thể dễ dàng chọn bác sĩ nhổ răng khôn cho mình.

Nhổ răng khôn tại phòng khám, thường có những chương trình ưu đãi nên chi phí nhổ răng khôn thường thấp hơn so với ở bệnh viện. Đồng thời, bệnh nhân có thể thanh toán với nhiều phương thức khác nhau như: thanh toán qua thẻ tín dụng, trả góp hoặc nhổ răng bảo hiểm Y tế…

Dịch vụ chăm sóc hậu phẫu sau khi nhổ răng khôn tại phòng khám luôn tận tâm và chu đáo hơn. Khi bệnh nhân cần hỗ trợ đều nhận được phản hồi nhanh chóng và tái khám nhanh chóng không cần đợi lâu.

3. Phương pháp nhổ răng khôn không đau, không sang chấn tại nha khoa master

Nha khoa đẩy mạnh công nghệ nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome, nhẹ nhàng tách răng ra khỏi ổ răng và mô không gây đau đớn. Quy trình nhanh chóng không gây sang chấn và giảm thiểu chảy máu hay biến chứng. Nhổ răng khôn chỉ tầm 5 – 20 phút, phần mô được khâu bằng chỉ tự tiêu nên bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi và không ảnh hưởng công việc.

4. Chi phí nhổ răng khôn hợp lý, niêm yết rõ ràng

Với mong muốn mang đến chất lượng tốt nhất giúp bệnh nhân chấm dứt cơn đau nhức do mọc răng khôn, Nha Khoa Master hỗ trợ bệnh nhân thăm khám và chụp X-quang quanh răng miễn phí. Giá nhổ răng khôn đang áp dụng chương trình chỉ còn từ 1250k triệu đồng/răng. Chi phí cụ thể trên website tùy vào cách thức mọc của răng, độ phức tạp của ca nhổ răng. Quý khách hàng có thể tham khảo chương trình NHỔ RĂNG KHÔN KHUYẾN MÃI để đăng ký ưu đãi nhé.

Hy vọng các bạn có thể chọn lựa chọn được địa chỉ nhổ răng khôn ở đâu đảm bảo an toàn. Nếu bạn có câu hỏi cần hỗ trợ tư vấn hoặc tham khảo gói nhổ răng khôn không đau của Nha Khoa Master, vui lòng liên hệ hotline: 0868 277 479

3.4 Nhược điểm nhổ răng khôn tại phòng khám tư

Có nhiều phòng khám chưa được cấp phép điều trị kém chất lượng gây ảnh hưởng đến uy tín của các phòng khám chuyên khoa khác. Nên bệnh nhân nhổ răng khôn cần chọn những nha khoa uy tín để đảm bảo kỹ thuật, trang thiết bị cũng như bác sĩ đủ chuyên môn thực hiện phẫu thuật.

Giá nhổ răng khôn tại phòng khám chuyên khoa có thể cao hơn một chút nếu bệnh nhân chọn các gói dịch vụ cao cấp. Nha khoa master có chi phí ngang bằng với bệnh viện công.

Cân nhắc ưu, nhược điểm thì nhổ răng khôn tại phòng khám tư được nhiều bệnh nhân chọn lựa nhiều hơn. Nhổ răng tại các nha khoa uy tín được Sở Y tế cấp phép, bệnh nhân có thể hoàn toàn an tâm về cơ sở y tế, tay nghề bác sĩ, phương pháp thực hiện nhổ răng khôn an toàn hơn và đảm bảo sức khoẻ.

4. NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC VÀ SAU KHI NHỔ RĂNG

Để tránh xảy ra các biến chứng phức tạp như nhiễm trùng, chảy máu nhiều, sưng đau dai dẳng… thì trước và sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần chăm sóc răng miệng cho đúng cách.

4.1 Cần chuẩn bị những gì trước khi nhổ răng?

● Điều đầu tiên cần chuẩn bị là tâm lý thoải mái. Nếu bệnh nhân quá lo lắng, căng thẳng có thể gây cản trở cho quá trình thực hiện nhổ răng của bác sĩ.

● Tất cả các vấn đề bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân về tim mạch, tiểu đường, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.. cần được báo với bác sĩ. Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát một lần nữa về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

● Thời điểm nhổ răng thích hợp nhất là vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều sau khi ăn no, để bác sĩ theo dõi tình trạng chảy máu sau nhổ của bệnh nhân.

4.2 Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng như thế nào?

● Sau khi nhổ răng thì tình trạng chảy máu, sưng đau, khó há miệng là chuyện bình thường. Cần giữ chặt gạc sạch hoặc bông gòn trong khoảng 30 phút để ngăn chảy máu và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm sưng đau.

● Dùng đá, khăn lạnh để chườm lên má, vùng ngoài để giảm sưng đau.

● Cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý uống thuốc kháng sinh, giảm đau, không dùng tay hoặc vật nhọn để kiểm tra vết thương… Nếu nhận thấy sưng đau bất thường và chảy máu liên tục, thì bệnh nhân cần trực tiếp đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.

● Buổi tối đầu tiên sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần ngủ sớm và không dùng đồ uống có cồn.

● Khi vết thương chưa lành, chỉ nên ăn những đồ mềm, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước. Không nên ăn những đồ ăn quá lạnh, quá cay nóng, nước có gas và các chất kích thích khác.

4. BẢNG GIÁ NHỔ RĂNG TẠI NHA KHOA MASTER

ĐẶT LỊCH ONLINE NHẬN GIẢM GIÁ 20%, ÁP DỤNG TRONG THÁNG 10

Tại nha khoa Master, chi phí thông báo đến bệnh nhân là chi phí trọn gói cho quá trình nhổ răng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đến nha khoa để thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát trước khi thực hiện nhổ răng. Nếu răng còn điều trị được thì nên điều trị.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ
Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ nhổ răng tại nha khoa MASTER, hãy để lại thông tin hoặc đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa MASTER để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.